THUỐC QUÝ BỊ CẤT GIẤU TRONG NHÂN GIAN !!!
…… bán đầy chợ…
………..mọc đầy vườn …..
………….rẻ như bèo …..tác dụng tốt ….nhưng không ai biết !
Lại một câu cũ rích …nghe nhiều cũng nhàm ! đó là người việt nam ăn nằm dẫm đạp lên thuốc quý , tay cầm chìa khóa sức khỏe mà không hay biết ! đó là sự thật phũ phàng !
Câu chuyện xoay quanh một vị thuốc quý , bán nhiều ở chợ , thậm chí mọc đầy vườn của nhiều người mà không ai biết đến , ngay cả những thầy thuốc thầy lang cũng không hề biết và chả áp dụng bao giờ !!!
Chuyện bắt nguồn từ một hôm đi chợ….. tôi hay mua rau của một bà chị này , nổi tiếng bán đắt nhất chợ..ghét lắm …hôm đó tôi ghé qua mua mớ rau , thì thấy ngồi nhăn nhó ….vẻ mặt buồn bã …. tôi hỏi :
– hôm nay bán được ít hàng hay sao nhìn chán đời thế ?
chị bán rau nói :
– tôi chán quá chú à , mấy năm nay cứ đau mỏi xương khớp nhưng chủ quan không đi khám , lần này đi chiếu chụp thì đã nặng quá rồi , xương khớp thoái hóa từ trên xuống dưới , giờ nó đang bị thoát vị…. tôi đau không đi lại được ,hôm nay vẫn phải cố ngồi bán hàng , đang lo mấy hôm nữa phải nghỉ bán…..
Tôi thầm nghĩ : đáng đời …. cái tội bán đắt ! nhưng lương tâm nghề nghiệp thôi thúc , nên tôi nói !
– chị cho e xem kết quả khám bệnh nào
Chị bán rau ngạc nhiên ? chú bà bác sỹ à ?
– vâng ! Chị có mang kết quả ko e xem cho . tôi trả lời
Chị bán rau lấy điện thoại đã chụp sẵn kết luận khám bệnh cho tôi xem ,sau khi xem xong , tôi chỉ tay vào đống rau bày bán và nói !
– bệnh của chị ko cần dùng thuốc gì cả ngoài mấy thứ này ! chị bán thuốc mỗi ngày mà không biết !!
Chị bán rau ngạc nhiên và không hiểu kiểu nói xa xôi của tôi , nên ngơ ngác và hỏi lại , chú giúp tôi với ,tôi phải dùng thuốc gì ? mua ở đâu !
Tôi nói : thôi không đùa chị nữa , chị bị thoái hóa kèm thoát vị , chị cần đắp thuốc và nghỉ ngơi ít ngày là khỏi . rồi tôi lấy 1 mớ cây xương sông , đưa cho chị và nói ! ” thuốc đây này chị “
Tôi nói , chị dùng lá xương sông tươi mỗi lần tầm 200g , dã nát trộn với dấm hoặc lá xương sông ,lá cúc tần mỗi thứ 100g, 2 thứ dã nát trộn dấm, đắp dọc sống lưng , đắp nhiều chút , ngày nào cũng đắp và kết hợp nằm phản cứng ,kiều sập hoặc giường ko có đệm , tránh nằm đệm lún , ít vận động là được !
ngoài ra hằng này dùng lá xương sông ,đun uống thay nước nữa !
Chị làm đúng lời tôi dặn , nghỉ bán hàng gần chục ngày , ở nhà đắp thuốc , hôm đó tôi đi chợ , thấy chị đang đứng bán hàng , dáng người nhanh thoăn thoắt , tôi đoán chị đã khỏi , nhưng vẫn vờ không biết đi qua mặt chị , nhưng bị chị níu lại !
– này chú gì ơi ,chú bác sỹ ơi ….
Vâng , chị thế nào rồi ? tôi hỏi
Chị trả lời : cảm ơn chú nhiều lắm ,không có chú chắc tôi phải nằm viện mất thôi , tôi nghỉ bán hàng gần 10 ngày , tiếc lắm mà vì chữa bệnh nên cố ở nhà , tôi đắp lá đó mỗi ngày , tôi cũng bỏ đệm đi rồi , mà tại đệm thật chú à, từ giờ tôi không nằm đệm nữa ! tôi không nghĩ cái lá đó hay đến vậy , đúng là bán thuốc bao nhiêu năm mà không biết !… chị cười vui vẻ !
Nói qua về cây xương sông , chắc nhiều bà nội chợ sẽ biết vì nó dùng quấn chả thịt rất ngon , rồi thì để đun nước tắm , để hấp siro ho cho trẻ …. nhưng tác dụng chính và hiệu quả mà không ai biết nằm ở trong cái tên của nó ! vốn dĩ cây tên là xương sống dò tác dụng điều trị các bệnh lý về cột sống về xương khớp rất tốt , nhưng theo năm tháng ,tên gọi đã thay đổi , bị bỏ dấu !
Theo y học cổ truyền : cây xương sông có vị cay tính ấm , có tác dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn ; tiêu thũng ,chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. trị ho viêm họng , trị phong thấp , trị cảm cúm rất hiệu quả ! ( câu chuyện ngoài lề chút : một bé gái 16 tuổi học lớp 10 ngủ đêm đến sáng dậy bị méo miệng, ngay sau khi phát hiện và hỏi ý kiến tôi đã bảo sắc nước lá này uống, sau gần 3 ngày đã khỏi trở lại bình thường)
Mục đích bài này là tìm lại tên thật cho cây thuốc , đó là CÂY XƯƠNG SỐNG , một cây thuốc quý , nếu bị bệnh xương khớp , thoái hóa thoát vị , tê bì chân tay , đau mỏi cỏ vai gáy ……hãy dùng lá xương sông đắp và đun nước uống !
( lưu ý , đắp thì nên dùng lá tươi , còn đun uống thì có thể dùng lá tươi , lá khô hoặc hạt đều dùng được , liều uống mỗi ngày tầm 20g khô hoặc 40-50g tươi )
Tác giả : Hoàng Kỳ