1. Bối cảnh hình thành
Ngay khi nhận trọng trách mục tử Giáo phận Bùi Chu năm 2001, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã nghĩ đến việc xây cơ sở Đại Chủng Viện, trước hết là ý tưởng về một ngôi nhà dành cho các ứng sinh muốn theo đuổi ơn gọi linh mục. Lý do là Bùi Chu lúc ấy đang thiếu linh mục trầm trọng để có thể đáp ứng nhu cầu mục vụ ngày càng tăng của giáo phận, trong khi số lượng chủng sinh gửi vào Đại Chủng Viện Hà Nội lại rất hạn chế.
Năm 2007, Đức Cha Giuse đã làm phép và đặt viên đá đầu tiên khởi công ngôi nhà Đại Chủng Viện, trong khi Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt gửi đơn lên Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng để xin lập Đại Chủng Viện mới nhằm đào tạo các chủng sinh đến từ các giáo phận Dòng (Đaminh): Bùi Chu, Hải Phòng, Bắc Ninh và Lạng Sơn.
Ngày 14/02/2008, Đức cha Giuse gửi đơn thư và các tài liệu liên quan lên Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng. Thánh Bộ đã trả lời văn thư số 1308/08 với những chỉ dẫn, đề nghị sửa đổi và những bổ sung cần thiết cho quy chế để dự án được chấp nhận.
Ngày 01/6/2009, Đức cha Giuse gửi lại đơn xin và bổ sung tất cả những tài liệu cần thiết lên Thánh Bộ Loan Báo Tin Mừng.
Ngày 07/12/2009, ngày Lễ vọng Đức Mẹ Vô Nhiễm, tin vui đã đến với giáo phận. Qua văn thư số 5202/09, Thánh Bộ đã phê chuẩn việc thành lập Đại Chủng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu.
Với sự phê chuẩn chính thức này, sau khi đã thảo luận với các đại diện của các Giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh và Thái Bình, vào ngày Lễ Mẹ Dâng Con (02/02/2010), Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã ban hành sắc lệnh thiết lập Đại Chủng Viện mới.
Sau cuộc thảo luận thành lập Chủng viện liên giáo phận (Inter-diocesan Seminary) theo hướng dẫn của Thánh Bộ, các giáo phận liên hệ (Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình) đều bày tỏ ý muốn tiếp tục gửi chủng sinh đến Đại Chủng Viện Hà Nội như trước. Vì thế, Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã quyết định thành lập Đại Chủng Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm tại giáo phận Bùi Chu, với ý hướng là Chủng viện riêng của Giáo phận, nhưng vẫn mở cửa đón nhận các chủng sinh đến từ các giáo phận khác.
Đại Chủng Viện Bùi Chu áp dụng bản Nội Quy và Hướng Dẫn đã được Thánh Bộ phê chuẩn, và theo sát hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam qua văn bản “Đào Tạo Linh Mục – Định hướng và chỉ dẫn” (Ratio institutionis sacerdotalis & Ratio studiorum) ban hành ngày 11/04/2012 và Ratio mới của Bộ Giáo Sĩ ban hành năm 2016.
– Phó giám đốc: Cha Đaminh Trần Ngọc Đăng
– Văn phòng: Cha Giuse Trần Thiện Tĩnh
– Giám linh: Cha Vinhsơn Mai Văn Kính
– Giám học: Cha Giuse Nguyễn Văn Quynh (khoa Triết học) &
Cha Đaminh Trần Ngọc Đăng (khoa Thần học)
– Giám thị: Cha Đaminh Phan Duy Hán & Cha Giuse Vũ Đình Lâm
– Quản lý: Cha Giuse Vũ Văn Hiếu
a. Các giáo sư thường trú
2. Cha Giuse Phạm Văn Chỉnh
3. Cha Giuse Lê Văn Dương
4. Cha Đaminh Trần Ngọc Đăng
5. Cha Đaminh Phan Duy Hán
6. Cha Giuse Vũ Văn Hiếu
7. Cha Vinhsơn Lê Quang Hiệp
8. Cha Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng
9. Cha Vinhsơn Mai Văn Kính
10. Cha Giuse Vũ Đình Lâm
11. Cha Giuse Nguyễn Văn Quynh
12. Cha Giuse Phạm Văn Thanh
13. Cha Vinhsơn Đinh Minh Thỏa
14. Cha Giuse Trần Thiện Tĩnh
1. Cha Vinhsơn Mai Văn Bảo
2. Cha Giuse Nguyễn Văn Chân
3. Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ, OP
4. Cha Giuse Phạm Quốc Điêm
5. Cha Giuse Phạm Ngọc Đồng
6. Cha Phanxicô Đào Trung Hiệu, OP
7. Cha Gioakim Đặng Văn Hội
8. Cha Phêrô Nguyễn Văn Hương
9. Cha Phaolô Nguyễn Quốc Hưng
10. Cha Giacôbê Nguyễn Xuân Lành
11. Cha Vinhsơn Ngô Viết Lục
12. Cha Gioakim Ngô Minh Mạnh
13. Cha Vinhsơn Nguyễn Bản Mạnh
14. Cha Giuse Đinh Văn Nghị, OP
15. Cha Giacôbê Đỗ Huy Nghĩa, OP
16. Cha Giuse Đinh Công Phúc
17. Cha GB. Trần Ngọc Sơn
18. Cha Đaminh Bùi Trung Thực
19. Cha Giuse Đỗ Văn Thực
20. Cha Vinhsơn Trần Minh Thực
21. Cha Phaolô Đinh Quang Tiến
22. Cha Giuse Dương Hữu Tình
23. Cha Giuse Nguyễn Văn Toanh
24. Cha Giuse Hoàng Minh Tới
25. Cha GB. Phạm Quý Trọng
26. Cha Giuse Nguyễn Đăng Trực, OP
27. Cha Giuse Phạm Minh Tuấn
28. Cha Giuse Trần Quốc Tuyến
29. Cha Micae Phạm Văn Tương
30. Cha Giuse Nguyễn Văn Yên (Bình)
– Đào tạo toàn diện: nhân bản, thiêng liêng, tri thức, mục vụ;
– Đào tạo có chiều sâu: đời sống nội tâm gắn bó mật thiết với Chúa;
– Đào tạo hướng tới truyền giáo: sống tinh thần nghèo khó Tin Mừng và hăng say truyền giáo.
Những tiêu chí này thể hiện phần nào qua khẩu hiệu được thể hiện nơi logo của Đại Chủng Viện:
Tuy nhiên, đang khi vẫn lưu tâm tới tính toàn vẹn và tiệm tiến trong việc đào tạo, cập nhật định hướng của Ratio 2016 của Bộ Giáo Sĩ, Đại Chủng Viện cũng đưa ra những điểm nhấn đào tạo theo chủ đề mỗi năm như sau:
1. Năm tu đức: chương trình đi sâu hơn vào sự thinh lặng và sống tương giao thân mật với Chúa, giúp anh em khám phá Chúa Giêsu và trong Ngài, khám phá ra sự thật về con người và ơn gọi đích thực của mình;
– Email: dcvbuichu@gmail.com
– Website: www.gpbuichu.org
Cập nhật ngày 20/11/2017